Những quy tắc ăn uống của người Nhật bạn không nên bỏ qua

22:22 04/10/2024 Quy tắc Hà Minh

Quy tắc ăn uống của người Nhật là một trong những đặc trưng của văn hóa ẩm thực Nhật Bản, thể hiện sự tôn trọng, tinh tế và lịch sự. Người Nhật không chỉ chú trọng đến cách chế biến món ăn mà còn đặc biệt coi trọng cách thưởng thức món ăn, từ cách cầm đũa đến những ứng xử trên bàn ăn. 

Ẩm thực Nhật Bản

Ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng với sự tinh tế và sử dụng nguyên liệu tươi ngon, theo mùa. Một trong những nét đặc trưng quan trọng của ẩm thực Nhật là việc lựa chọn các nguyên liệu tự nhiên, như cá tươi để làm sashimi hoặc sushi, hay mì udon dai mềm. 

Đặc biệt, nước dùng dashi, chiết xuất từ các nguyên liệu như cá ngừ bonito khô và tảo bẹ, mang đến vị ngọt tự nhiên và hương vị umami đậm đà, giúp cân bằng các vị ngọt, chua, mặn và đắng. Đây là yếu tố quan trọng tạo nên sự phong phú và hài hòa trong ẩm thực Nhật Bản.

Quy tắc ăn uống của người Nhật

Quy tắc ăn uống của người Nhật là một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực của đất nước này, thể hiện sự tôn trọng, lịch sự và tinh tế trong cách thức thưởng thức bữa ăn.

Không cắn đôi thức ăn

Cắn đôi thức ăn trong một lần ăn cũng được coi là hành vi thiếu lịch sự ở Nhật. Điều này xuất phát từ việc người Nhật coi trọng sự gọn gàng, và việc để thức ăn dở trên đĩa hoặc cắn dở và nhai dở khi gắp miếng to có thể gây mất thiện cảm. 

Bạn nên ăn cả miếng trong một lần để không làm hỏng hình dáng ban đầu của món ăn. Nếu miếng thức ăn quá lớn, bạn có thể dùng tay che miệng khi nhai để giữ vẻ lịch sự.

Không úp ngược nắp bát

Úp ngược nắp bát sau khi ăn có thể khiến người khác nghĩ rằng bạn đã kết thúc bữa ăn, ngay cả khi bạn chưa thực sự hoàn thành. Ngoài ra, úp nắp bát ngược có thể làm hỏng nắp, đặc biệt với những loại nắp bát có kết cấu đặc biệt ở phần tay cầm, phổ biến trong ẩm thực Nhật Bản.

quy tắc ăn uống của người nhật 1

Cầm bát trước khi cầm đũa

Người Nhật rất coi trọng sự trình tự trong cách ăn uống. Khi ăn đồ Nhật, bạn nên cầm bát hoặc đĩa lên trước, sau đó mới cầm đũa để bắt đầu ăn. Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với món ăn và quy tắc trên bàn ăn. Khi đổi bát, bạn cần đặt đũa xuống trước, thay bát mới rồi mới tiếp tục cầm đũa để ăn.

Không dùng tay hứng đồ ăn bị rơi

Khi bạn lỡ làm rơi thức ăn, phản xạ tự nhiên của nhiều người là dùng tay để hứng. Tuy nhiên, trong văn hóa Nhật Bản, hành động này được coi là thiếu lịch sự. Người Nhật quan niệm rằng bạn nên ăn uống cẩn thận và không để thức ăn rơi ra ngoài. 

Thậm chí, nếu bạn dùng đĩa để hứng thức ăn, điều này cũng không được đánh giá cao. Thay vào đó, bạn nên cẩn thận hơn khi gắp thức ăn để tránh làm rơi.

Không chạm đũa vào thức ăn nếu không ăn

Việc chạm đũa vào thức ăn nhưng không ăn hoặc di chuyển đũa qua lại giữa các món mà không quyết định được món cần chọn là điều kiêng kỵ ở Nhật. Hành động này thể hiện sự thiếu quyết đoán và không tôn trọng món ăn. Khi phân vân, thay vì để đũa di chuyển qua lại giữa các món, bạn có thể tạm ăn các món phụ trước và cân nhắc lựa chọn.

Không đưa đồ ăn lên cao quá miệng

Việc đưa đũa hoặc thức ăn lên cao quá miệng khi ăn được coi là thiếu lịch sự trong văn hóa Nhật Bản. Người Nhật quan niệm rằng thức ăn nên được giữ ngang tầm miệng khi thưởng thức, điều này thể hiện sự tinh tế và cẩn trọng trong ăn uống.

quy tắc ăn uống của người nhật 2

Không trộn wasabi với nước tương

Thói quen trộn wasabi vào nước tương thường thấy ở nhiều nơi, nhưng ở Nhật, điều này bị xem là sai quy tắc. Người Nhật cho rằng điều này làm mất đi sự tinh tế của hương vị. Thay vì trộn cả wasabi vào nước tương, bạn nên cho một lượng nhỏ wasabi trực tiếp lên miếng sashimi hoặc sushi, sau đó chấm nhẹ vào nước tương.

Không đảo đầu đũa để gắp thức ăn chung

Tại Nhật, phần tay cầm của đũa được xem là không sạch và không nên dùng để gắp thức ăn từ đĩa chung. Điều này có thể gây mất vệ sinh cho những người ăn chung. Nếu bạn muốn gắp thức ăn từ đĩa chung, hãy nhờ người phục vụ mang thêm đũa sạch hoặc sử dụng đũa riêng biệt dành cho các món ăn chung.

Không gác đũa lên bát

Ở nhiều quốc gia, việc gác đũa lên miệng bát có thể là điều bình thường, nhưng tại Nhật Bản, điều này bị xem là thiếu lịch sự. Khi cần đặt đũa xuống, bạn nên sử dụng đồ gác đũa (đôi khi được cung cấp trên bàn ăn Nhật). Nếu không có đồ gác đũa, bạn có thể đặt đũa lại vào bao bọc ban đầu hoặc lên khay đồ ăn.

quy tắc ăn uống của người nhật 3

Không đặt vỏ hải sản vào nắp bát

Trong khi ăn hải sản, việc đặt vỏ lên nắp bát hoặc đĩa bất kỳ sau khi ăn được coi là hành động kém lịch sự ở Nhật. Người Nhật đánh giá cao sự gọn gàng và tinh tế trong cách sắp xếp thức ăn, ngay cả khi đã hoàn thành bữa ăn. Việc đặt vỏ hải sản vào nắp bát có thể gây ra cảm giác bừa bộn và thiếu tinh tế.

Không ép uống rượu – bia

Trong các bữa ăn Nhật, đặc biệt là khi tham dự bữa tiệc ở các nhà hàng, người Nhật rất coi trọng việc không ép buộc người khác uống rượu hay bia. Nếu bạn không uống được hoặc không muốn uống, chỉ cần từ chối một cách lịch sự và họ sẽ tôn trọng sự lựa chọn của bạn. 

Điều này rất khác biệt so với một số nền văn hóa khác, nơi việc từ chối uống rượu có thể bị coi là thiếu tôn trọng. Tại các nhà hàng cao cấp, việc uống quá nhiều và say xỉn bị coi là không phù hợp, trong khi ở các quán ăn bình dân, việc uống rượu có thể được chấp nhận nhưng không được phép làm phiền những người xung quanh.

Sắp xếp bát đũa sau bữa ăn về đúng vị trí ban đầu

Người Nhật luôn coi trọng việc giữ gìn sự gọn gàng và ngăn nắp sau khi kết thúc bữa ăn. Sau khi ăn xong, họ thường đặt lại bát đĩa đúng vị trí ban đầu, chẳng hạn như đặt nắp bát tô trở lại vị trí cũ. 

Điều quan trọng là khi ăn hải sản như sò, ngao, bạn không nên đặt vỏ lên nắp bát hoặc đĩa khác. Thay vào đó, hãy bỏ vỏ hải sản vào bát hoặc đĩa đựng món ăn đó. Việc đặt bừa bãi vỏ hải sản có thể bị xem là hành động thiếu lịch sự.

quy tắc ăn uống của người nhật 4

"Mời" và "Cảm ơn" trước và sau bữa ăn

Trước khi bắt đầu ăn, người Nhật thường đợi cho đến khi tất cả đồ ăn đã được phục vụ lên bàn, rồi nói "Itadakimasu" – nghĩa là "tôi xin nhận" hoặc "mời mọi người", biểu lộ lòng biết ơn đối với người chuẩn bị bữa ăn và những người đang ăn cùng. 

Khi bữa ăn kết thúc, họ không quên nói "Gochiso Sama-deshita", câu này mang ý nghĩa "Cảm ơn vì bữa ăn", thể hiện lòng cảm kích với người nấu nướng và chủ nhà.

Việc tuân thủ quy tắc ăn uống của người Nhật giúp bạn hiểu rõ hơn về văn hóa và con người Nhật Bản. Mỗi quy tắc đều mang theo ý nghĩa sâu sắc về sự tôn trọng và tinh tế, góp phần tạo nên đặc trưng của nền văn hóa ẩm thwucj Nhật Bản. Hãy luôn ghi nhớ những quy tắc này khi tham gia bất kỳ bữa ăn nào cùng người Nhật.

Address: 2/51 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Phone: 0928041993

E-Mail: contact@ttl.edu.vn